Để hiểu được một cách cụ thể hơn về công trình bể tự hoại, cấu tạo bể phốt 3 ngăn tiêu chuyẩn trước khi nhìn vào sơ đồ và bản vẽ, các bạn cần nắm bắt được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Điều này sẽ giúp cho các bạn chủ động hơn trong quá trình thiết kế bể phốt và tối đa được rủi ro khi xây lắp và sử dụng hệ thống này.
Rất nhiều vị khách hàng khi liên hệ tới Công ty cổ phần VSMT đô thị thông hút bể phốt Hà Nội 1 chúng tôi đa phần đều có chung một thắc mắc và cần được giải đáp để họ có thể hiểu hơn về bể phốt 3 ngăn là gì? cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn. Sau khi đã giải đáp được những thắc mắc đó, những chuyên gia của Công ty cổ phần VSMT đô thị Hà Nội 1 sẽ lần lượt làm rõ cho bạn đọc từng vấn đề như sau:
Bể tự hoại 3 ngăn là gì?
Bể tự hoại hay còn gọi là bể phốt 3 ngăn là thiết kế bể phốt đang được sử dụng phổ biến rộng rải nhất hiện nay. Nếu bạn đang có ý định xây và lắp bể tự hoại 3 ngăn, bạn cần nắm rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể cũng như cách xây dựng bể phốt 3 ngăn để chủ động hơn trong quá trình thiết kế, vận hành, xử lý các rủi ro khi xây lắp, sử dụng.
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn
Hiện nay, công ty chúng tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi kiểu như thế này “tại sao nên tiến hành xây bể tự hoại 3 ngăn?” hay ” cấu tạo bể phốt 3 ngăn có tác dụng gì, nhiệm vụ của từng ngăn như thế nào?” ….
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn không khác nhiều so với bể phốt 2 ngăn, ở thành phố lớn các hộ gia đình không có không gian diện tích thì bể phốt thường được đặt ngay dưới nền móng nhà. nhiệm vụ của 3 ngăn đó là:
+) 1 chứa – 1 lắng – 1 lọc: cấu tạo bể phốt 3 ngăn thông dụng nhất.
+) 1 chứa – 2 lắng
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích cụ thể cấu tạo bể phố 3 ngăn thông dụng nhất của loại bể tự hoại 3 ngăn đó là: chứa – lọc – lắng:
– Ngăn chứa: sau khi các chất thải, rác thải được xả trực tiếp trong quá trình sử dụng, chúng sẽ trôi xuống ngăn chứa này và ở vị trí đây một thời gian nhất định để chờ phân hủy. Sau quá trình phân hủy, các chất thải này sẽ biến thành bùn, riêng đối với các loại rác thải khó phân hủy sẽ đọng lại. Ngăn chứa này chứa có không gian diện tích lớn nhất, bằng 2 ngăn kia cộng lại bởi đây là nơi chứa đựng rác thải từ khi chưa được phân hủy.
– Ngăn lọc: Các chất thải, rác thải sau khi đã được xử lý ở ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn tiếp theo là ngăn lọc. Ngăn này có chức năng lọc các chất thải còn đang lơ lửng. Nếu cấu tạo bể phốt 3 ngăn được chia thành 4 phần thì ngăn lọc chiếm thể tích 1 phần trong tổng thể tích.
– Ngăn lắng: Những chất thải không thể phân hủy được ở ngăn chứa sẽ được đưa vào ngăn lắng ( ví dụ như: kim loại, tóc, vật cứng,… Ngăn lắng cũng sẽ chiếm thể tích 1 phần, bằng ngăn lọc trong cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn.
(Cấu tạo bể phốt 3 ngăn)
>>> Bể phốt tự hoại có 3 ngăn rõ ràng sẽ giúp chúng ta phân biệt được chức năng và nhiệm vụ từng ngăn, từ đó dễ dàng nắm được quy trình hoạt động, đưa ra dự đoán được thời gian bể phốt đầy và tiến hành tìm kiếm dịch vụ thông hút bể phốt kịp thời.
>>>XEM THÊM
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
– Chất thải sau khi vệ sinh sẽ theo đường ống của bồn cầu chảy xuống ngăn chứa của bể phốt và chúng sẽ được phân hủy ngay tại đây. Trong ngăn chứa của bể phốt có sẵn các loại vi khuẩn, nấm men có lợi, chúng có khả năng phân hủy tất cả các chất béo, đạm, chất xơ trong phân và nước tiểu ….thành bùn, tuy nhiên tuy nhiên với những vật sắc nhọn chúng không thể phân hủy được sẽ nhanh chóng được đưa sang ngăn lắng.
– Cứ trải qua nhiều quá trình phân hủy và lắng xuống đáy bể, mùi hôi từ chất thải cũng sẽ giảm đi và không còn nhiều như khi chưa được xử lý. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý, bể phốt này cần phải được tiến hành thông hút định kỳ nếu không bể phốt sẽ nhanh chóng bị đầy và không thể tiếp tục hoạt động, gây bất tiện cho đời sống sinh hoạt gia đình bạn.
– Một số vật mà không thể phân hủy được như: tóc, kim loại, nhựa sẽ chảy sang bể lắng, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tự chuyển hóa sang dạng khí, không còn trong bể nữa.
**Điều kiện thuận lợi ở đây phụ thuộc vào:
– Nhiệt độ
– Thời gian lưu nước
– Lưu lượng dòng nước thải
– Cấu tạo và vi khuẩn có trong bể
– Tải trọng chất thải
Còn những chất thải lơ lửng trong nước ở ngăn lọc cũng được chờ lắng xuống đáy cho đến khi đầy trước khi chảy ra bên ngoài.
Thiết kế, cách xây dựng bể phốt 3 ngăn
Bản vẽ bể phốt 3 ngăn cải tiến:
Để có được 1 bản vẽ bể phốt 3 ngăn cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu của từng hộ gia đình, các gia chủ nên lưu ý một số điều sau:
-Tổng số người sinh hoạt của gia đình, tính toán lượng chất thải trung bình sẽ đổ xuống bể tự hoạt trong 1 ngày khoảng bao nhiêu?
-Bể phốt nên đặt ở đâu là hợp lý nhất và phong thủy nhất, tiện cho quá trình sinh hoạt cũng như thông hút bể phốt sau này
**Một số lưu ý khi làm bể phốt 3 ngăn
– Chú ý lượng chất thải trung bình được xả xuống bể phốt hàng ngày, nếu lượng chất thải nằm trong khoảng 10m2 đến 20m3 thì mới nên làm bể phốt 3 ngăn.
– Luôn giữ được khoảng cách từ đáy của hầm cho tới bề mặt của mực nước đảm bảo cao hơn 1,2 mét.
– Đối với các loại bể tự hoại xây theo kiểu hầm tròn thì phải đạt bán kính tối thiểu là 0,7 mét, đối với bể phốt hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài luôn đảm bảo gấp 3 lần kích thước của chiều rộng bể tự hoại.
– Khi đổ đáy của bể phốt, đội dày tối thiểu là 15cm và phải sử dụng loại bê tông có mac 200.
– Thành của bể phốt có thể được đổ bằng bê tông hoặc xây gạch tùy thuộc vào kinh tế của gia đình cũng như nhu cầu của từng người.
Kỹ thuật cách xây dựng bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn khoa học
Bể làm bằng chất liệu bê tông:
– Bể phốt được làm bằng bê tông cốt thép với mác bê tông tiêu chuẩn là 200. Đối với bể làm bằng vật liệu này, các gia chủ nên lưu ý tại vị trí lắp và đường nối các ống qua các ngăn bể phải được làm chống thống và bọc bên ngoài là gioăng cao su để tránh tình trạng rỉ nước ra ngoài.
– Các đường ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn lắp đặt sao cho chúng so le với nhau để quãng đường nước chảy trong bể là dài nhất, tránh tình trạng chảy tắt. Cách lắt đặt tốt nhất là đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa nên được đặt nằm ngang, với độ dốc ~ 2%, và chiều dài không dài quá 12m.
– Ống dẫn phân, chất thải vào và ra khỏi bể phốt có lắp ống hình chữ T, với đường kính tối thiểu là 100mm, đầu trên của tê cao hơn mặt nước, đầu dưới của tê ngập nước khoảng 400mm để tránh được lớp váng trên bề mặt bể phốt . Cốt đáy của ống vào cao hơn đáy của ống ra ít nhất là 50mm.
– Các ngăn của bể phốt được thông với nhau bằng các đường ống dẫn nước, làm bằng cút chữ L ngược đường kính tối thiểu là 100mm hoặc có thể để các lỗ trên kích thước tối thiểu là 200mmx200mm. Cút hoặc lỗ thông đặt cách đáy bể từ 500mm trở lên và cách mặt nước từ 300mm trở lên.
Bể phốt được xây dựng bằng chất liệu gạch nung:
-Phải xây bằng tường đôi (có độ dày 220mm) hoặc có thể dày hơn, xếp gạch một hàng dọc lại tiếp tục một hàng ngang, xây bằng gạch đặc có mác 75 và vữa xi măng, cát vàng với mác là 75, mạch vữa phải no, miết kỹ, dày đều.
Cả mặt ngoài và mặt trong bể phốt đều phải được trét vữa xi măng cát vàng mác 75, có độ dày 20mm, được chia làm 2 lớp đó là: lớp đầu có độ dày 10mm có khía bay, lớp ngoài có độ dày 10mm, trát vữa phải miết thật kỹ, phía ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất để chống thấm ( đánh xi măng toàn bộ chiều cao bể và mặt trong của đáy bể.
Tại các góc của bể phốt (giữa thành với đáy bể và giữa thành với thành) phải được trét nguýt góc. Đặt các tấm lưới thép có kích thước 10x10mm chống thấm và chống nút vào trong lớp vữa khi trát mặt trong tường của bể, một phần lưới đặt nằm trên đáy bể từ 200mm trở lên.
Trên đây, chúng tôi cung cấp tới bạn đọc những kiến thức nhỏ về cấu tạo bể phốt 3 ngăng cũng như nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn mà các bạn cần phải nắm rõ, đây là công trình phổ biến đối với tất cả các gia đình ngày nay.
Theo: Tuka
Nhân says
Bài viết rất hay và hữu ích, tôi đã áp dụng được bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn cho gia đình, sử dụng được một thời gian dài rồi mà vẫn thấy rất êm. không hề bị tắc nghẹt hay có vấn đề gì liên quan…
Trần Văn Phương says
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình bạn nhiều sức khoẻ nhé!