Ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước là hiện tương các vùng nước bao gồm, sông, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của con người và môi trường tự nhiên làm Ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào nguồn nước ở sông, hồ, ao, biển… Các chất này sẽ bị hòa tan, lơ lửng hoặc tồn động lại bên trong nước. Những chất gây ôi nhiễm môi trường trong nước bao gồm, phân bón, thuốc trừ sâu, rác thải sinh hoạt, nước thải và chất thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất: Thủy ngân, chì và các loại kim loại nặng khác.
Thực trang ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
Hiện nay, Việt Nam và thế giới tình trang ô nhiễm môi trường rất đáng báo động. Cụ thể:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, có nghĩa là đang bao trùng trên khắp các châu lục. Theo Báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) về chất lượng nước của thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang ở mức báo động tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh, đe dọa đến đời sống của người dân, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế ở các quốc gia.
- Vân đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay không chỉ xảy ra ở các tỉnh nông thôn, mà ô nhiễm nước ở các thành phố lớn như Hà Nội. TPHCM, Đà Nẵng cũng vô cùng nghiêm trọng.
Ví dụ dẫn chứng cụ thể thực trạng ô nhiễm môi trường ở thủ đô Hà Nội như:
- Theo báo cáo từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hà Nội, lượng nước thải mà cư dân ở đây cùng các nhà máy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra mỗi ngày đạt đến 300.000 tấn. Trong lượng nước thải này chứa rất nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, cụ thể mỗi năm, lượng chất thải ra các con sông, ao hồ tự nhiên là 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ và hàng chục tấn kim loại nặng khác, dung môi cùng nhiều kim loại khác.
- Lượng nước thải của thành phố Hà Nội chủ yếu được thải vào một số con sông – hồ chính như: Hồ Bảy Mẫu, Hồ Tây, sông Tô lịch… bốc mùi hôi thối rất khó chịu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của những người dân xung quanh hồ và dọc theo các con sông, số còn lại sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt tại một số nơi trên địa bàn TP Hà Nội.
- Cũng theo số liệu đánh giá thì lượng nước thải sinh hoạt chiếm đến 350.000 – 400.000m3 mỗi ngày và hơn 1.000m3 rác thải mỗi ngày được xã ra ở khu vực Hà Nội, trong đó chỉ có 10% là được xử lý bằng các nhà máy xử lý rác thải, số còn lại đều không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sông suối. Hiện trên toàn thành phố chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải.
Ôi nhiễm môi trường nước sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định ra được nguyên nhân và biện pháp khác phục để giảm thiểu và loại trừ tối đa.
>>> Xem thêm: giá hút bể phốt Hà Nội chuẩn nhất
Các nguyên nhân được xách định gây ô nhiễm môi trường nước
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Dưới đây là một số nguyên nhân chính phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp lại.
- Chất thải công nghiệp: Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn được thải ra ao hồ, sông suối và biển mà chưa qua quá trình xử lý. Do đó, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hỉnh nhất.
- Nước thải sinh hoạt chưa được sử lý: Đó chính là các loại nước thải sinh hoạt từ những hộ gia đình, khu chung cư, trường học, bệnh viên…được xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà chưa được xử lý.
- Sản xuất nông nghiệp: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người dân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… Vượt quá liều lượng khuyến cáo cũng là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hàm lượng hóa chất bị tồn dư.
- Sự gia tăng dân số và công nghiệp: Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, lượng dân số và sản xuất công nghiệp tăng cao, góp phần tạo áp lực lớn lên môi trường nước.
- Ô nhiễm từ nguồn nước biển: Việt Nam phải đối mặt với ô nhiễm từ nước biển do các tàu cá và tàu chở dầu thải trái phép.
- Rác thải nhựa và chất thải: Sự lãng phí và không quản lý rác thải nhựa đang gây tác động tiêu cực đến môi trường biển đảo.
- Hiệu ứng biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu gây biến đổi động thực vật và động vật biển, tác động lớn đến sinh thái biển đảo.
- Sự suy giảm rừng ngập mặn và vùng cửa sông: Rừng ngập mặn và vùng cửa sông bị suy giảm, làm mất đi “bộ lọc” tự nhiên cho nước.
- Quản lý kém hiệu quả và thiếu ý thức bảo vệ môi trường: Quản lý môi trường kém hiệu quả và thiếu ý thức của người dân góp phần tạo nên tình trạng ô nhiễm.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước khác: Ro rỉ dầu do tai nạn tàu chở dầu, chất thải phóng xạ, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, rò rỉ lưu trữ dưới lòng đấy, đô thị hóa, sự nóng lên toàn cầu…
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng như thế nào?
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Hậu quả chung của tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như: ung thư, bệnh ngoài da, tiêu chảy… ngày càng gia tăng. Người dân sống quanh khu vực bị ô nhiễm nguồn nước ngày càng mắc nhiều loại bệnh. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất rất lớn đến các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là bà con nuôi tôm, cá, hải sản…
Các vi khuẩn có hại trong nguồn nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy, khi sử dụng nước bị nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người bị nhiễm chì lâu ngày có thể sẽ bị mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit, mắc bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể sẽ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.
2. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và sinh vật dưới nước
- Nước mặt: Chất thải khi ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ sẽ gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Một số người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt để sinh hoạt. ăn uống, vệ sinh và giặt giũ hàng ngày. Nếu nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì sẽ là một mối nguy hiểm lớn, đây chính là nguyên nhân mà các bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh.
- Ảnh hưởng nguồn nước ngầm: Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra cặn lơ lửng trên mặt nước, các chất thải nặng sẽ lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần sẽ được các vi sinh vật phân hủy, một phần sẽ thấm xuống mạch nước ngầm qua đất, từ đó sẽ làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
- Ảnh hưởng đến sinh vật sống dưới nước: Việc các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đổ trực tiếp ra sông hồ không qua xử lý hàng loạt như hiện nay thì ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận biết nhất là các loại cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, sông, hồ nuôi. Vì nước là môi trường sống chủ yếu của các loài thuỷ sản, khi nguồn nước bị ô nhiễm, chúng sẽ không thể nào phát triển được và thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Khi cá tôm nhiễm độc từ nguồn nước bị ô nhiễm, nếu sử dụng chúng cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người.
3. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với các loại thực vật
Việc người dân sử dụng quá nhiều các loại phân bón, thuốc hóa học và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp dần dần làm nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến tình trạng cây trồng không thể phát triển được, thậm chí chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về nền kinh tế của người dân.
>>> Xem thêm: giá nước sạch
Một sốt biện pháp khác phục ô nhiễm môi trường nước
1. Xử lý nước thải đúng cách
Là một trong số các cách để làm giảm thiểu mức ô nhiễm nguồn nước, cần có quy trình làm sạch kỹ thuật tiên tiến hơn. Một số nước phát triển đã có nhà máy xử lý nước thải đào thải các mầm bệnh. Bảo trì, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi. Bể phốt trong gia đình cần được đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.
2. Xử lý nước thải công nghiệp đúng cách
Tất cả các ngành sản xuất trong và ngoài nước nên đảm bảo họ có một quy trình xử lý được thiết kế tốt, có thể ngăn chạn sự ô nhiễm nguồn nước bằng cách làm mát, xử lý và loại bỏ các thành phần độc hại của chất thải thải vào các vùng nước.
3. Thực hành kế hoạnh nông nghiệp xanh
Người dân nông dân có thể thực hành xây dựng và đưa vào các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng nhằm hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa do đó làm giảm khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm từ phốt phát và nitrat. Tác động của các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể được quản lý bằng biện pháp sử dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cũng như kiểm soát dịch hại bằng biên pháp sinh học để kiểm soát sâu bệnh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.
4. Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục
Có rất nhiều cách để giáo dục người dân thế hệ con trẻ về sự nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm nguồn nước. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước cần chia sẻ và giáo dục người thân, gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.
>>> Xem thêm: Bảo vệ rừng là gì? hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
5. Luật pháp và chính sách nghiêm minh nhằm chống ô nhiễm nước
Luật chống ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng có thể thiết lập, bổ sung thêm các biện pháp hạn chế hậu quả của sự ô nhiễm nguồn nước hàng đầu như nước thải và xử lý chất thải công nghiệp và quản lý rác thải đúng cách. Những luật này cần được hướng đến các thị trường, ngành công nghiệp, bệnh viện, trường học, khách sạn và các hội đồng địa phương…
Trên đây là thông tin tổng hợp về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước & biện pháp khắc phục cần được áp dụng và tuyên truyền rộng rải, hướng đến một môi trường xanh sạch đẹp.
Theo Tuka
Trả lời