Quy trình xử lý nước thải là một quá trình tương đối phức tạp, với nhiều dạng bể lọc khác nhau. Và Bể Anoxic là một trong số các loại bể được dùng trong quá trình xử lý nước thải. Trường hợp bể Anoxic kết hợp Aerotank thì có thể đặt chúng ở vị trí ở sau hoặc trước bể Aerotank.
Vậy bể Anoxic là gì? Và những ưu nhược điểm khi sử dụng bể anoxic mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng công ty thông hút bể phốt Hà Nội 1 chúng tôi tim hiểu nhé!
Bể Anoxic là gì?
Bể Anoxic (hay còn gọi là bể lên men) là một trong những giai đoạn xử lý nước thải của công nghệ AAO.Công nghệ này chính là một hệ thống xử lý Nitơ, xử lý bằng phương pháp sinh học. Công nghệ được dùng cho bể Anoxic thường là Nitrat hóa và khử Nitrat.
Loại bể Anoxic này còn có nhiệm vụ xử lý Phốt pho, các quá trình khác như lên men, khử nitrat thành tro, cắt mạch, …
>>> Xem thêm: Hố ga là gì? Và nguyên lý hố ga thoát nước gia đình
Bể Anoxic Xử Lý Gì?
Xử Lý Nitrat Và Hiện Tượng Khử Nitrat
Bể anoxic là một trong những giải pháp tối ưu trong việc loại bỏ nitrat (NO3-) khỏi nước thải. Nitrat là sản phẩm của quá trình oxy hóa amoniac trong nước thải và nếu không được xử lý, nó có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication) tại các nguồn nước tự nhiên, làm suy giảm hệ sinh thái dưới nước.
Quá trình khử nitrat (denitrification) là bước cốt lõi của bể anoxic. Trong môi trường thiếu oxy, vi khuẩn yếm khí sẽ sử dụng nitrat thay cho oxy để thực hiện quá trình hô hấp. Kết quả là nitrat được chuyển hóa thành khí nitơ (N2), thoát ra khỏi nước và hòa vào không khí. Đây là một phương pháp tự nhiên nhưng vô cùng hiệu quả trong việc loại bỏ các hợp chất nitrat gây ô nhiễm.
Ứng dụng thực tế của khử nitrat rất phổ biến, từ các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp lớn đến các hệ thống xử lý nhỏ hơn tại khu dân cư. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
Xử Lý Các Chất Hữu Cơ Và Các Hợp Chất Khác
Bên cạnh việc xử lý nitrat, bể anoxic còn góp phần quan trọng trong việc giảm nhu cầu oxy hóa học (COD) – một chỉ số quan trọng đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước. Việc giảm COD không chỉ giúp nước thải sạch hơn mà còn giảm tải cho các giai đoạn xử lý tiếp theo trong quy trình xử lý nước.
Ngoài COD, bể anoxic còn có khả năng xử lý các hợp chất như photphat và kim loại nặng. Nhờ quá trình sinh hóa diễn ra bên trong bể, các hợp chất này được chuyển đổi hoặc cô lập, giúp nước thải trở nên an toàn hơn trước khi thải ra môi trường.
Ưu nhược điểm khi sử dụng bể anoxic
Ưu điểm của bể Anoxic
- Giúp bảo vệ môi trường, tránh việc xả những chất độc hại, và các chất thải khó phân hủy trực tiếp ra ngoài môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Giúp tiết kiệm, cải tạo lại nguồn nước, giúp phục vụ sản xuất.
- Giảm thiểu tình trạng tắc bể phốt, tắc nghẽn cống.
- Giúp phân hủy chất hữu cơ một cách dễ dàng, giảm mùi hôi thối trước khi được đưa ra bên ngoài
- Kiểm soát được lượng nước thải, và lượng nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Nhược điểm của bể Anoxic:
- Cần có một diện tích lớn, đủ rộng để thi công
- Tiền xây dựng tốn kém, chi phí cao (mua bùn, bổ sung chất hữu cơ thường xuyên).
- Cần có một bản thiết kế chi tiết, tỉ mỉ sơ đồ bể phốt, hệ thống lắng, lọc và chứa
>>> Xem thêm: Cách làm thông bồn cầu bằng nước rửa chén, 3 bước đơn giản
Nguyên lý hoạt động của bể Anoxic
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải sẽ được chảy vào bể thiếu khí Anoxic, tại đây chúng sẽ tham gia phản ứng Nitrat hóa và Phophorit.
+) Phương trình mô tả quá trình phản ứng Nitrat:
NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 (gas)
+) Phương trình mô tả quá trình phản ứng Photphorit được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:
PO4-3 Microorganism (PO4-3)salt => sludge
Cấu tạo bể lên men Anoxic
Thiết kế bể Anoxic cần đảm bảo một vài thiết bị hỗ trợ dưới đây:
- Máy bơm khuấy trộn nước.
- Hệ thống có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho vi sinh vật thiếu khí mới phát triển.
- Hệ thống hồi lưu bùn vi sinh từ quá trình sau trở về bể Anoxic.
Khi đã được sự hỗ trợ đầy đủ của các trang thiết bị này, quá trình hoạt động của bể sẽ diễn ra tốt hơn, hiệu quả mang lại cao hơn, đảm bảo an toàn và chất lượng đối với việc xử lý nước thải.
>>> Xem thêm: Bảng báo giá hút bể phốt tạiHà Nội mới nhất hiện nay
Bể Anoxic kết hợp Aerotank
Việc kết hợp giữa bể Anoxic và bể Aerotank điều rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý nước thải. Thông thường, chúng ta có thể đặt Anoxic trước bể Aerotank, hoặc đặt sau bể Aerotank .
Đặt bể Anoxic trước Aerotank:
Ưu điểm:
- Không cần bổ sung nguồn chất hữu cơ cho bể
- Dễ dàng trong việc kiểm soát lượng DO < 1 mg/l
Nhược điểm:
- Hàm lượng nitơ đầu vào tương đối thấp, sẽ phải hồi lưu nước thải từ bể Aerotank về bể Anoxic.
>>> Xem thêm: Tại sao khi mua nhà cần quan tâm đến cách đặt vị trí bể phốt?
Vị trí bể Anoxic đặt sau bể aerotank:
- Ưu điểm: Hệ thống nước sẽ tự chảy, không cần phải hồi lưu nước từ bể Aerotank về bể Anoxic,
- Nhược điểm: Khi tiến hành bổ sung chất hữu cơ vào bể Anoxic, chúng ta phải thực hiện công đoạn sục khí sau bể Anoxic nhằm loại bỏ khí Nitơ (nếu không bùn sẽ nổi ở bể lắng)
Hiệu quả xử lý nước thải của bể Anoxic:
- Công nghệ xử lý nước thải này giúp loại bỏ được phần lớn các chất hữu cơ hòa tan trong nước, lầm sạch đến 80-90%
- Năng lượng tiêu hao không quá lớn
- Việc vận hành sử dụng không quá phức tạp, khả năng xử lý tốt một số hợp chất khó phân hủy.
Điều kiện sử dụng bể Anoxic:
Dù hiệu quả xử lý của bể Anoxic là rất tốt, tuy nhiên không phải ở đâu cũng nên áp dụng công nghệ này. Vậy điều kiện áp dụngbể Anoxic là gì?
- Nên áp dụng trong thống thoát nước của những khu công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa chất.
- Dùng trong đường thoát nước của cơ sở chế tạo kim loại
- Á[ dụng trong các công ty dược phẩm, sản xuất thuốc.
- Và một số nơi khác như: Khu công nghiệp tổng hợp, Nhà máy sản xuất,…
Đối với những hệ thống thoát nước thải cho chung cư, trường học, bệnh viện, văn phòng công ty, hộ gia đình không nên áp dụng phương pháp này. Bởi vì chi phí sử dụng bể Anoxic thường sẽ cao, cần mua bùn vi sinh và chất hữu cơ bên ngoài để bổ sung thường xuyên. Và với những chất thải thông thường trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta thường có thể dễ phân hủy.
Các sự cố thường gặp khi vận hành bể Anoxic, nguyên nhân và cách khắc phục:
Khi bể thiếu khí Anoxic, nó có thể gặp một số sự cố như: Hiện tượng nổi bùn tại một số khu vực trong bể sinh học hoặc bùn nổi từng mảng trong bể Anoxic,…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Máy trộn trong bể hoạt động không tốt làm cho một số khu vực không được trộn đều, từ đó không đẩy được khí Ni tơ thoát ra khỏi bùn được.
- Lượng bùn vi sinh có trong bể thấp khiến cho vi sinh yếu, làm khả năng khử Ni tơ bị giảm
- Do lượng bùn vi sinh tuần hoàn từ bể lắng về bể Anoxic thấp
Cách khắc phục đơn giản hiệu quả:
- Trước hết cần tạm dừng ngay việc cho nước thải vào bể Anoxic
- Tắt sục khí trong bể Aerotank và máy khuấy trong bể Anoxic một cách nhanh nhất
- Chờ cho đến khi bể Anoxic lắn, rồi tiến hành khuấy đều trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó mới tiếp tục bơm nước vào
Trên đây là những thông tin cơ bản về bể thiếu khí Anoxic. Công ty thông tắc chúng tôi hy vọng rằng, qua bài viết trên các bạn đã hiểu được bể Anoxic là gì, nguyên lý hoạt động của bể Anoxic, các vị trí khi bể Anoxic kết hợp Aerotank,… Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thì có thể liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
>>> Xem thêm: Những loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu?
Theo: Tuka
Trả lời