Hiện nay, bể phốt tự hoại đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam từ thành thị đến nông thôn. Hầu hết các công trình các công trình xây dựng, nhất là nhà ở đều sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, vừa đảm bảo sạch sẽ, chiếm ít diện tích, phục vụ tất cả nhu cầu sinh hoạt của mọi người. Ngoài ra hầu hết các nhà đang sử dụng nhà vệ sinh tự hoại truyền thống bằng gạch/ bê tông .Vậy nên, muốn có hệ thống tự hoại tốt thì bạn phải biết thiết kể nhà vệ sinh tự hoại chất lượng sao cho phù hợp và đúng tiêu chuẩn của ngôi nhà bạn.
Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp xây dựng cho các công trình dân dụng phổ thông có bản thiết kế hệ thống chi tiết. Sau đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi bể tự hoại là gì? và chia sẽ đến bạn cách xây dựng bể tự hoại 2 ngăn, 3 ngăn đúng chuẩn kỹ thuật nhất. Các bạn có thể tham khảo để tránh bị tắc thường xuyên, bị mùi hôi thối bốc ngược lên các thiết bị sử dụng hay bị đầy thải thì phải gọi đến dịch vụ hút bể phốt uy tín tới xử lý, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Bể tự hoại là gì?
Bể tự hoại trong tiếng anh còn gọi là septic tank, ngoài ra bể tự hoại còn gọi là bể phốt, hầm tự hoại, hầm cầu hay hầm vệ sinh, đây là hệ thống giúp tiếp nhận, phân hủy chất thải không những đến từ bồn mà còn đến từ nhiều hệ thống thoát nước như bồn rửa chén, bồn rữa mặt, nhà tắm, nhà vệ sinh. Qua một thời gian các chất thải này sẽ bị phân hủy chuyển thành thể lỏng rồi mới theo hệ thống ống thoát nước và chảy ra ngoài. Có thể hình dung được vai trò của bể phốt quan trọng như thế nào đối với môi trường xung quanh chúng ta sẽ bị ô nhiễm một cách nặng nề và trầm trọng.
Các loại bể tự hoại phổ biến hiện nay
Để phân loại bể tự hoại hiện nay thì dựa vào các đặc điểm sau đây:
- Xét về cấu tạo: Có 3 loại bể tự hoại là bể tự hoại 2 ngăn, bể tự hoại 3 ngăn và bể tự hoại 3 ngăn cải tiến Bastaf.
- Dựa vào chất liệu: Bể tự từ chất liệu xi măng, gạch, cốt thép, bể tự hoại nhựa, bể tự hoại composite.
- Có các thương hiệu mổi tiếng như: Bể phốt Roto, bể phốt Sơn Hà, bể phốt Đại Thành…
Cách tính toán mét khối bể phốt tự hoại theo tiêu chuẩn.
Việc tính toán bể phốt tự hoại chính xác sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình.
Công thức tính thiết kế bể tự hoại: W = W1+ W2 Trong đó:
W1: là thể tích phần lắng của bể phốt tự hoại (m3).
W2: là thể tích phần chứa của bể phốt tự hoại (m3) .
W: là tổng thể tích của hầm cầu tự hoại (m3).
Cách tính thể tích bể phốt:
- V = abh
Trong đó:
a: là chiều dài.
b: là chiều rộng.
h: là chiều cao.
Công thức tính dung tích bể phốt:
Khi tính bể phốt tự hoại, các bạn không thể bỏ qua công thức tính dung tích bể phốt. Như sau:
W = Wn + Wc
Trong đó:
Wn: Là thể tích nước xả thải xả vào bể phốt hầm cầu trong một ngày(80% lượng nước cấp trong 1 ngày).
Wc: Là thể tích cặn của bể phốt hầm cầu, đơn vị tính m3.
Cách xây dựng bể phốt tự hoại 2 ngăn cho gia đình.
Cấu tạo bể phốt tự hoại 2 ngăn.
Ngăn thứ nhất là ngăn lắng chiềm phần còn lại 1/3 dung tích hầm cầu dùng chứa phân, ngăn này có diện tích chiếm 2/3 của tổng diện tích hầm.
Ngăn thứ hai là ngăn lắng chiếm phần còn lại 1/3 dung tích hầm cầu, ngăn này dùng để lắng cặn bã và thoát nước ra ngoài hố ngấm.
Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 2 ngăn.
Chất thải được đưa tới các đường ống dẫn chất thải được thu gọm lại xả vào hầm chứa. Tiếp theo các ống dẫn nước dẫn các chất còn lơ lững trong nước của hầm cầu chứa sẽ chảy qua hầm cầu lắng để tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại.
Tại hầm chứa: Các chất thải hydro cacbon, đạm, chất béo được phân hủy bởi các vi khuẩn và các loại nấm men trong hầm cầu chuyển hóa thành bùn cặn.
Tại hầm cầu lắng: Bố trí đường ống dẫn nước đã được xử lý ra bên ngoài hoặc để ngấm xuống đất hoặc được sử dụng làm nước tưới cho cây rất tốt.
Thiết kế hầm bể phốt tự hoại 2 ngăn: Để hầm cầu phốt tự hoại hoạt động tốt nhất thì bạn nên xem kích thước tiêu chuẩn tối thiểu để hầm bể phốt tự hoại hoạt động tốt nhất tương ứng với số người trong gia đình, lưu lượng chất thải trong ngày.
Cách xây dựng hầm bể phốt tự hoại 2 ngăn.
Bước 1: Tạo hố để xây hầm
Trước tiên, cần đào một cái hố có kích thước phù hợp với bể tự hoại mà bạn tính dự xây dựng
Bước 2: Tiến hành thi côn xây dựng bể phốt tự hoại
Sau khi đào xong hố hầm xây, bạn tiến hành xây bể tự hoại theo kế hoạch. Chuẩn bị gạch, xi măng và bắt đầu xây dựng như bản thiết kế đã làm. Trước hết, làm một tường chắc chắn. Sau đó, tiến hành chia ngăn cho bể phốt, chiếm khoảng 2/3 diện tích của toàn bể. Ngăn còn lại sẽ có thể tích bằng 1/2 ngăn đầu tiên.
Bước 3: Tiến hành lắp ống cho bể tự hoại
Ống thải: đặt ống gần tấm đan và che đi phần nắp để bể ống thải có độ dốc nhất định, sẽ tích được nhiều chất thải hơn. Các điểm nối giữa các ống cần phải giữ được độ thẳng,không bị uốn cong, gấp khúc. Điều này nhằm đảm bảo chất thải có thể trôi xuống bể nhanh hơn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn bồn cầu.
Ống thông các ngăn,vị trí có 2 cách:
Về lỗ, ống thông: Lỗ cần có kích cỡ 200mm200, ống thông có đường kính 100mm100mm.
Về cách đặt ống: Nên lắp ống khoảng 1,3 so với chiều cao bể chứa, cao 0,55m so với ngăn lọc và ngăn chứa.
Ống thoát nước đã lắng, lọc: Cần đặt loại ống này cách nắp bể khoảng 200mm. Chọn loại đường kính ít nhất là 110mm để hạn chế tình trạng tắc nước thải do áp lực thải nhanh và đường kính ống thì nhỏ.
Ống thoát khí Biogas: Đặt ống thoát khí sao cho tiếp xúc tốt nhất với không khí bên ngoài. Hãy đặt ống thông khí trước khi lắp ống thoát khí để cho bể có thể vận hành tốt nhất.
Bước 4: San mặt phẳng.
Kiểm tra rà soát các ống bên trên rồi san bằng mặt phẳng của bể phốt tự hoại. Cần chú ý độ ẩm của đất và không nén quá chặt tránh hư hại bể.
Để xây hầm tự hoại 2 ngăn tốt nhất là nên xây tường 20, tráng hồ bên trong lẫn bên ngoài cống ngăn cho nước bên trong thấm ra bên ngoài và ngược lại gây lú nền, nứt tường. Độ sâu của hầm tự hoại phải đạt tối thiểu từ 1,2 mét trở lên, còn chiều rộng thì tùy theo địa hình mà thiết kế.
Những lưu ý khi xây dựng bể phốt tự hoại 2 ngăn.
Đối với hầm bể phốt tự hoại 2 ngăn thì việc dẫn các ống tràn từ hầm chứa phân vào hầm lắng, đường cống thường có đường kính là phi 90cm và 114cm tùy theo hầm có kích thước lớn hay bé.
Đường cống thoát nước phải nắm dưới mặt nước trong hầm khoảng từ 20cm đến 30cm và đầu cống tiếp xúc với hầm bể phốt tự hoại cần thoát phải gắng co thẳng đứng xuống đáy hầm khoảng 20cm đến 40cm tùy theo độ sâu của hầm. Cách này mục đích đó là không cho phân và các chất thải có kích thước lớn lọt qua hầm lắng, mà chỉ cho nước và các chất thải nhỏ thoát ra thôi. Các chất thải được giữ lại bên hầm chứa sẽ phân hũy bởi các vi khuẩn và các loại nấm men trong hầm sẽ tự chuyển hóa phân trở thành bùn cặn thường gọi là con vi sinh hay.
Cách xây dựng bể phốt 3 ngăn cho gia đình.
Cấu tạo của hầm bể phốt tự hoại 3 ngăn.
Cấu tạo của hầm bể phốt tự hoại 3 ngăn gồm có: 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng hoặc 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Với loại bể phốt tự hoại 3 ngăn thông dụng nhất thì được cấu tạo như sau:
- Ngăn chứa: Đây là nơi mà chất thải sinh hoạt (phân, nước, giấy vệ sinh.)sau khi chúng ta xả nước sẽ trực tiếp bị đẩy trôi xuống và các chất thải này sẽ ở đây một thời gian dài để các vi khuẩn phân hủy thành bùn bể phốt. Đây là ngăn chứa có thể tích lớn nhất, thường thể tích chiếm tối thiểu 1/2 diện tích của hầm tự hoại 3 ngăn.
- Ngăn lọc: Nơi đây có chức năng lọc các chất thải lơ lửng sau khi đã được xử lý ở ngăn chứa. Ngăn lọc thường có dung tích chứa bằng 1/4 tổng diện tich của hầm tự hủy 3 ngăn.
- Ngăn lắng: Ngăn lắng là nơi chứa các chất bẩn không thể phân hủy được như : tóc, nhựa, kim loại, tầng trên của ngăn lắng là nước trong sau quá trình lắng cặn và sẽ được thải ra ngoài. Ngăn lắng cũng thường có dung tích chứa bằng 1/4 thể tích toàn hầm bể phốt tự hoại 3 ngăn.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại 3 ngăn.
Đầu tiên, sau khi đi vệ sinh xong bạn ấn nút xả nước thì chất thải theo đường ống của bồn cầu sẽ trôi xuống hầm bể phốt tự hoại vào ngăn chứa. Các loại chất thải như: Hydro cacbon, đạm, chất xơ có trong phân, nước tiểu..sẽ được phân hủy các vi khuẩn cũng như các loại nấm men có trong bể phốt tự hoại.
- Sau khi quá trình phân hủy này diển ra sau một thời gian dài thì các chất thải sẽ trở thành dạng bùn và lắng xuống dưới đáy bể chứa, mùi hôi cũng được giảm bớt.
- Với các chất không thể phân hủy như: tóc, nhựa, kim loại sẽ chuyển dần sang bể lắng 2 và ra ngoài hoặc chuyển thành các khi như CH4, Co2, H2S, NH3 nếu gặp điều kiện thích hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa này là nhiệt độ và lưu lượng dòng nước thải, thời gian lưu trữ nước, trọng lượng chất bẩn, dinh dưỡng người sử dụng, cấu tạo bể cũng như các vi sinh khuẩn có trong bể.
Cách xây dựng hầm bể phốt tự hoại 3 ngăn.
Xây hầm bể phốt tự hoại 3 ngăn cần được xây dựng theo quy trình khép kín, hạn chế kẽ hở khiến cho mùi hôi bốc lên gây ô nhiễm môi trường và nước mưa có thể trào ngược vào bể phốt khiến cho bể phốt ngập nước.Vậy để xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cần các bước sau đây.
- Nền móng: Nếu dùng cho công trình lớn, nền móng nên đổ bê tông cốt thép dày tối thiểu 15cm để đảm bảo nền móng được kiên cố.
- Tường: Cần phải xây bằng tường đôi có độ dày khoảng 220mm, xếp gạch theo một hàng dọc và một hàng ngang. Loại vữa bạn cần sử dụng là mác 75 và xi măng cát vàng. Quá trình thi công đắp vữa cần phải đều đặng, tỉ mỉ, phải đảm bảo các mạch hỡ no vữa.
- Cách chia ngăn bể phốt: Ngăn chứa sẽ có diện tích lớn nhất, bằng 2/4 tổng diện tích bể phốt, ngăn lắng là 1/4 , ngăn lọc chiếm 1/4 còn lại. Tất cả các mặt trong và mặt ngoài cần được tô vữa bằng xi măng cát vàng có độ dày tầm 1cm. Hãy đảm bảo cách quanh thành gạch được trám trít cẩn thận tránh những kẻ hở làm nước mưa chảy vào.
- Kích thước bể phốt: Ở tại vị trí các góc vuông thì cần sử dụng tấm lưới thép có kích thước 10×10 mm, để chống nức, chống thấm. Một mặt lưới có độ dày ít nhất là 200mm. Tùy thuộc vào số người sử dụng, số căn hộ để tính toán cho hợp lý.
- Mức nước: Nếu mức nước chất thải ngầm quá cao thì cần chèn thêm một ít đất sét có độ dày ít nhất khoảng 100mm xung quanh bể.
- Đường ống: Nếu dùng cho công trình lớn, đường kính nên chọn loại 114mm đến 140mm.
Những lưu ý khi xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn.
Để đảm bảo bể phốt tự hoại 3 ngăn hoạt động được ổn định và tốt nhất là bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Thứ 1: Chiều sâu từ lớp nước trong bể thể tích từ đáy của bể tới mật nước không được thấp hơn 1.2m.
- Thứ 2: Chiều rộng hay còn gọi là đường kính của bể thấp nhất là phải 0,7m. Nếu như hầm tự hủy 3 ngăn hình chử nhật thì chiều dài và chiều rộng theo tỉ lệ 3:1.
- Thứ 3: Nếu lượng thải của gia đình bạn lớn hơn 10 mét khối 1 ngày và dưới 25 mét khối 1 ngày thì nên xây bể 3 ngăn thay vì 2 ngăn.
- Thứ 4: Đáy hầm tự hủy 3 ngăn bạn nên đổ bằng tấm đan bê thông cốt thép mác 200 có độ dày tối thiểu của nền là 150mm.
- Thứ 5 : Nên sử dụng gạch viên lỗ nhỏ, đổ bê tông cốt thép được đúc sẳn hoặc bê tông đổ tại chỗ hoặc được chế tạo bằng vật liệu Composite , HDPE để đảm bảo được độ bền cũng như tính ổn định trong quá trình sử dụng hầm tự hủy 3 ngăn.
=> Tất cả các loại bể phốt tự hoại khác nhau cần đảm bảo phải được kín, khít và không bị các tác động ngoài vào như ngấm nước ngầm , đáy bể bị biến dạng do móng không được đảm bảo an toàn về mặt kết cấu hoặc nền bị sụt lún.
Tóm lại, khi xây bể phốt tự hoại đúng chuẩn các bạn nên lựa những loại gạch chất lượng cao và xây tường 20 xung quanh hầm bể phốt tự hoại, tráng hồ kính mặt trong lẫn mặt ngoài. Vì nếu như trong hầm bể phốt tự hoại không còn nước nữa, hay lúc vệ sinh, tắm giặt vô tình cho nước xà phòng vào bồn cầu, hay các loại hóa chất tẩy rửa khác thì toàn bộ vi sinh làm phân hủy chất thải sẽ chết. Lúc này hầm bể phốt tự hoại sẽ không còn tính năng tự hủy hoại nữa gây đầy hầm bể phốt tự hoại.
Trên đây là bài viết Bể tự hoại là gì? và Cách xây dựng bể phốt tự hoại đúng chuẩn từ chuyên gia, chắc các bạn phần nào cũng đã nắm được cấu tạo , nguyên lý hoạt động, các bước xây dựng thiết kế thi công bể phốt đúng kỹ thuật. Cảm ơn các bạn đã giành thời gian quý báu để theo dõi tham khảo bài viết này.
>>> Xem thêm: Bảng báo giá hút bể phốt tại Hà Nội nhiều chương trình khuyến mãi
Theo: #Tuka
Trả lời