Ô nhiễm môi trường là một trong những chuyên đề “HOT NHẤT” hàng ngày và gây ra nhiều vấn đề nhức nhói trên toàn thế giới. Ở khắp các mặt báo, từ truyền thông đến trang mạng xã hội, ô nhiễm môi trường nhận được sự quan tâm đông đảo của quần chúng cộng đồng. Song dù có nhiều lời kêu gọi, nhiều đề xuất bảo vệ môi trường của thủ tướng chính phủ. Nhưng môi trường vẫn đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
Vậy, là học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Và những việc làm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên cụ thể là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, mỗi người đều cần phải có ý thức nghiêm túc trọng việc bảo vệ môi tường, là học sinh, sinh viên để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đệp các em cần:Thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào tình nghiện bảo vệ môi trường tại địa phương, trường học, ký túc xá…
- Tuyên truyền vận động người thân, gia đình, xã hội cùng thực hiện bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Lên án, tố cáo và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tuy chỉ mới ở độ tuổi ăn học đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng các em học sinh, sinh viên cũng có thể tham gia vào các hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống. Điều này vô cùng quan trọng sẽ mang tính lan tỏa cực lớn và gây ảnh hưởng tích cực đến tất cả mọi người đấy!
>>> Có thể bạn quan tâm: Ô nhiễm môi trường nước là gì: Nguyên nhân và cách khắc phục
Những việc làm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên cụ thể là gì?
Là học sinh, sinh viên em đã làm được những gì để bảo vệ tại nguyên và môi trường sống xung quanh chúng ta chưa? Mời các bạn tham khảo một số biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường, cùng cách hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở trường học, gia đình, địa phương… sau đây:
>>> Xem thêm: giá hút bể phốt bao nhiêu tiền 1 khối
1. Bảo vệ môi trường học bằng việc dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên trường:
Trong 5 điều bác Hồ dạy có nhắc đến điều thứ tư “giữ gìn vệ sinh thật tốt” là muốn nhắc nhở các em tự giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như tự dọn dẹp lớp học, sân trường hay môi trường xung quanh chúng ta. Đây là một hoạt động vô cùng thiết thực để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Hàng ngày các em có thể trực nhật lớp học, quét dọn sân trường, thu gom rác thải vào đúng vị trí,… để bảo vệ môi trường học.
2. Bảo vệ môi trường sống xung quanh bằng việc không xả rác bừa bãi và vứt rác đúng nơi quy định:
Là học sinh, sinh viên bạn không nên xả rác bừa bãi và cần vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định. Rác thải chính là nguyên nhân chính khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài vứt rác đúng chổ các em cần phân loại rác có thể tái chế được để giảm khối lượng rác được thải ra môi trường cải thiện môi trường sống.
3. Tiết kiệm điện nước để bảo vệ trái đất xanh:
Việc tiết kiệm điện nước giúp bảo vệ trái đất xanh nhờ giảm sự tiêu hao nguồn năng lượng tự nhiên. Để thực hiện tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, là học sinh, sinh viên các em cần thực hiện như sau:
- Đối với nguồn nước: Tránh lạm dụng và xả nước bừa bải, chỉ sử dụng nước vừa đủ để sinh hoạt, rửa tay, tắm rửa và luôn khóa chặt vòi nước sau khi sử dụng.
- Đối với nguồi điện năng: Ra về cần đóng tất cả các cửa sổ và tắt hết bóng đèn, máy quạt…. Trong giờ học thể dục ngoài trời cũng thế nên tắt hết điện trong phòng học. Chỉ sử dụng điện khi thực sự cần thiết.
4. Hạn chế sự dụng túi nilon hoặc thay thế túi nilon bằng túi giấy, túi xách có thể tái sử dụng được:
Túi nilon thuộc một trong số các loại rác thải khó phân hủy nhất và có quy trình sản xuất vô cùng ô nhiễm. Chính vì thế, là học sinh các em cần hạn chế sử dụng túi nilon và thay vào đó các em có thể sử dụng giấy báo, túi giấy, túi vải, hộp nhựa có thể tái sử dụng để đựng đồ ăn, thức uống, đồ dùng nhé!
5. Hăng hái và tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường:
Các em có thể lựa chọn các hoạt động bảo vệ môi trường tùy vào độ tuổi sao cho phù hợp nhất. Đối với những em học sinh còn nhỏ tuổi có thể tham gia các trò chơi về bảo vệ môi trường để trang bị kiến thức cho bản thân. Còn những em học sinh, sinh viên lớn hơn có thể tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường như “mùa hè xanh” với quy mô lớn.
6. Không tiếp tay cho kẻ ké xấu có hành vi hủy hoại môi trường:
Các em học sinh, sinh viên tuyệt đối không nên tiếp tay cho những nhành vi làm tổn hại đến môi trường như: Vức rác bừa bải, chặt phá trừng, buôn bán động vật hoang dã và đổ chất thải công nghiệp ra môi trường nước, sông ngòi, ao hồ, biển… Mà phải lên án báo cho cơ quan chức năng, hoặc bố mẹ biết.
7. Tận dụng nguồn năng lược sạch để sử dụng:
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên có sẵn vô hạn và cho lại hiệu suất sử dụng cao và bền. Vì vậy các em sinh viên cần phải nghiên cứu và áp dụng lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cho gia đình để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu sự khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt như hiện nay.
8. Trồng nhiều cây xanh
Cuối cùng là các em nên tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh ở trường học hoặc nơi gia đình mình đang sinh sống để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Vai trò của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Ngoài bảo vệ môi trường thì học sinh, sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã bằng những hành động cụ thể như sau:
- Nâng cao ý thức và tuyệt đối chấp hành đúng toàn bộ nội quy bảo vệ thiên nhiên động vât hoang dã theo quy định của pháp luật.
- Tịch cực tuyên truyền vận động gia đình, người thân,hàng xóm cùng hành động bảo vệ thiên nhiên động vật hoang dã.
- Tuyên truyền, vận động, giao dục mọi người xung quanh để họ hiểu biết từ đó có ý thức và các hành động tích cực nhằm bảo vệ thiên nhiên động vật hoang dã.
Những Kỹ Năng Cần Thiết Để Thực Hiện Các Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường
Để các hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh và sinh viên đạt hiệu quả cao, việc trang bị những kỹ năng cần thiết là điều không thể thiếu. Những kỹ năng này không chỉ giúp tổ chức và quản lý các dự án môi trường một cách hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các bạn có thể truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Dưới đây là các kỹ năng quan trọng mà các bạn nên phát triển:
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Học sinh và sinh viên cần biết cách điều hành nhóm, phân công nhiệm vụ và giám sát tiến độ công việc. Kỹ năng này giúp đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời gian và đạt được mục tiêu đề ra.
- Lãnh đạo nhóm: Khả năng lãnh đạo giúp bạn hướng dẫn và động viên các thành viên trong nhóm. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn giúp giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.
- Quản lý thời gian và tài nguyên: Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn tổ chức công việc và đảm bảo rằng các nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn. Quản lý tài nguyên cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề: Trong quá trình thực hiện các dự án, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề bất ngờ. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn nhanh chóng tìm ra các giải pháp và duy trì tiến độ công việc.
Kỹ năng truyền thông và thuyết trình
Kỹ năng truyền thông và thuyết trình là yếu tố quan trọng giúp bạn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Những kỹ năng này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn khuyến khích sự tham gia của nhiều người hơn.
- Truyền đạt thông tin: Kỹ năng truyền đạt thông tin rõ ràng và dễ hiểu giúp bạn truyền tải các thông điệp về môi trường một cách hiệu quả. Việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và các ví dụ cụ thể sẽ giúp người nghe dễ dàng tiếp thu.
- Thuyết trình trước đám đông: Khả năng thuyết trình giúp bạn trình bày các ý tưởng và kế hoạch môi trường trước đám đông một cách tự tin. Kỹ năng này cần thiết khi bạn tổ chức các sự kiện, hội thảo hoặc hội nghị về môi trường.
- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe ý kiến và phản hồi từ cộng đồng cũng quan trọng không kém. Kỹ năng này giúp bạn hiểu được những mối quan tâm và quan điểm của người khác, từ đó điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường cho phù hợp hơn.
Trên đây là những cách bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên. Là học sinh em đã làm được gì để bảo vệ môi trường rồi? Nếu chưa làm được gì! hãy thực hiện ngay hôm nay để xã hội có một mội trường xanh – sạch – đẹp nhé!
Theo: Tuka
Trả lời