Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của tăng trưởng kinh tế, sức ép dân số, khả năng quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên biển còn yếu kém.
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và quốc đảo trên thế giới.
Theo luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta chiếm khoảng 30% diện tích của Biển Đông và giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí quan trọng ở khu vực và thế giới.
Việt Nam có tới trên 100 con sông, trong đó có rất nhiều con sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng như sông Cầu, sông Thị Vải, sông Đáy,… Tất cả các con sông đều đổ ra biển, theo đó nguồn ô nhiễm từ đất liền cũng bị trôi theo ra biển, khiến biển bị ô nhiễm và suy thoái môi trường biển ngày càng tăng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ô nhiễm môi trường nước là gì: Nguyên nhân và cách khắc phục
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tiềm ẩn mối lo ô nhiễm môi trường biển
Theo thống kê, trong 10 năm gần đây có trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trên biển, tất cả đều theo gió mùa, dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biển Việt Nam.
Ngoài ra, trong vùng biển của Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan phục vụ mục đích khai thác dầu khí, bên cạnh đó là tình trạng thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn vào môi trường biển, hoạt động khai thác dầu khí này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn ra biển, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại chưa có nơi xử lý.
Gần đây, khi hàng loạt các nhà máy nhiệt điện, chế biến dầu khí, nhà máy giấy, nhà máy thép thi nhau mọc lên khắp dải ven biển từ Bắc tới Nam cũng là mối đe dọa lớn với môi trường biển. Trên thực tế việc kiểm soát, quản lý nguồn thải từ những nhà máy, khu công nghiệp vẫn chưa rõ ràng.
Sự cố môi trường, xói lở bờ biển, thủy triều đỏ, … liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, môi trường biển và hệ sinh thái ven bờ. Tình trạng ô nhiễm bởi chất hữu cơ trong nước biển ven bờ là tình trạng chung khá phổ biến ở các tỉnh thành ven biển Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển khoảng 880km3 nước, kèm theo đó là 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất gây ô nhiễm môi trường biển như: các chất hữu cơ, kim loại nặng và nhiều chất độc hại….
Rác thải nhựa chính là cơn ác mộng đối với môi trường biển
Chỉ riêng năm 2018, trên thế giới đã sản xuất ra 360 triệu tấn nhựa. Theo nghiên cứu, chỉ trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng trên thế giới đã tăng gấp 20 lần và dự kiến con số này sẽ còn tăng gấp đôi con số hiện tại trong 20 năm tới.
Vùng biển đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng lồ. Theo ước tính, cứ tình trạng này thì đến năm 2050 lượng rác thải nhựa đổ ra biển sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái đại dương. Những vùng biển ngập rác sẽ giết chết những sinh vật biển tại đó..
Việt Nam là nơi xả rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới! Với khoảng 1,8 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh chóng, cụ thể từ 3,8kg/năm/người năm 1990 lên đến 41kg/năm/người vào năm 2015. Ðáng nói, việc nhập khẩu phế liệu nhựa vẫn đang không ngừng tăng, năm 2016 chúng ta nhập 18.548 tấn, năm 2017 là 90.839 tấn và tới 9 tháng năm 2018 là 175.000 tấn,…
Hiện nay, trong vùng biển Việt Nam có khoảng 100 loài hải sản đang ở mức độ nguy cấp báo động, trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi thu được từ hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng cũng như kích thước cá đánh bắt.
Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn cũng bị giảm sút. Năm 1980 thu được khoảng 200 kg/hecta/vụ, đến nay chỉ còn 80 kg/hecta/vụ. Đáng nói hơn, trước đây 1 hecta rừng ngập mặn chúng ta có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản thì hiện nay nhiều nhất cũng chỉ thu được 40kg.
Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển đang ngày càng nghiêm trọng và không ngừng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Mỗi người chúng ta hãy nói không với rác thải nhựa và cùng nhau chung tay giữ gìn môi trường biển vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, là nơi đáng sống nhé các bạn!
>>> Có thể bạn quan tâm: Những việc làm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển
1. Đối với các hoạt động khai thác
- Việc kiểm soát môi trường biển là một trong những cách để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần phải có các hoạt động tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khái thác đánh bắt hải sản trên biển.
- Cấm sử dụng các chất nổ, kích địch hay sử dụng hóa chất độc hại để khai thác thủy hải sản. Những hoạt động này sẽ làm cho các loại động vật biển như tôm, cá, san hô… chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng sẽ bị tuyệt chủng. Cần đưa ra những luật nghiêm cấm xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp biển do nhà nước ban hành.
- Bên cạnh đó, cần quy hoạch hoạt đống đánh bắt thủy hải sản theo cụm, khu, điểm hay các làng nghề,… để tránh tình trạng khai thác vượt quá mức cho phép, không phụ hợp khó quản lý.
2. Bảo vệ môi trường biển bằng phương pháp sinh học
Cân phải xây dựng thêm các hệ thống đê, kè, mương… để kiểm soát tình trạng lũ lụt, thiên tai,… Và sử dụng thêm một số nguyên liệu có khả năng khử khuẩn, khử độc có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường biển như, than hoạt tính, bùn vi sinh, vôi…
Ngoài ra, cần tích cực phát động những phong trào, hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng theo định kỳ và giáo dục ý thức học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường ngày từ trên ghế nhà trường.
3. Bảo vệ môi trường biển bằng cách xử lý rác thải, khí thải từ hoạt động công nghiệp
Các loại chất thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng là nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm đáng chú ý nhất trong thời gian vừa qua. Do, đó, nhà nước cần có những biện pháp và yêu cầu những công ty nhà máy phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải đúng chuẩn của bộ y tế trước khi thải xả ra môi trường.
Qua bài việt chác bạn cũng đã biết tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển nước ta đang ngày càng nghiêm trọng và không ngừng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Mỗi người chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ vệ môi trường một cách hiệu quả và hãy nói không với rác thải nhựa và cùng nhau chung tay giữ gìn môi trường biển vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, là nơi đáng sống nhé các bạn!
Theo: Tuka
Trả lời